Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
48451

Chữ ký số là gì

Ngày 19/09/2023 14:54:39

Theo Khoản 6, Điều 3 Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy địnhnhư sau: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tửđược tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu, sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Chữ ký số là gì?

Theo Khoản 6, Điều 3 Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy địnhnhư sau:

“Chữ ký số là một dạngchữ ký điện tửđược tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu, sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên

Hiểu một cách đơn giản, chữ ký số là một thiết bị đã mã hóa mọi thông tin, dữ liệu của cá nhân/doanh nghiệp. Chữ ký số thay thế chữ ký tay thực hiện ký văn bản, tài liệu, chứng từ điện tử trên internet.

Chữ ký số có các đặc điểm sau:

·Không thể giả mạo, bắt chước.

·Chữ ký số có hệ thống gán thời gian tự động.

·Chữ ký số được bảo mật an toàn khi có mật khẩu bằng mã PIN.

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 có quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số như sau:

·“Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.

·Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.”

Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?

Chữ ký số thường được dùng cho các mục đích như như sau:

Phát hành hóa đơn điện tử

Chữ ký số có chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành hóa đơn điện tử. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, trước khi được sử dụng hóa đơn điện tử thì tổ chức, doanh nghiệp cần khởi tạo hóa đơn điện tử, lập thông báo phát hành và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp nhằm bảo đảm hệ thống thương mại hiện đại và minh bạch.

Ngoài ra, Thông tư số 32/1011/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định hóa đơn điện tử phải có chữ ký hợp lệ của người bán. Vì vậy, việc sử dụng chữ ký số là điều bắt buộc đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử hiện nay.

Ký số trong giao dịch hành chính công: kê khai thuế, hải quan, BHXH điện tử,…

Căn cứ vào Luật số 21/2012/QH13 đã bổ sung thêm Khoản 10 Điều 7 vào Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện nộp, kê khai thuế, giao dịch thuế với cơ quan quản lý qua mạng. Vì thế, các doanh nghiệp cần sử dụng chữ ký số để phục vụ công việc kê khai và nộp thuế điện tử.

Chữ ký số không chỉ phục vụ việc kê khai, nộp thuế mà còn phục vụ việc ký tờ khai hải quan, giao dịch hồ sơ bảo hiểm xã hội, đăng ký kinh doanh, thay đổi thông tin,… được thực hiện trên Cổng thông tin quốc gia và Cổng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của các cơ quan hành chính nhà nước mà không cần phải in ra kèm dấu đỏ của doanh nghiệp.

Ký văn bản, hợp đồng điện tử

Ký văn bản, hợp đồng điện tử, trao đổi dữ liệu trở nên dễ dàng hơn nhờ có trợ thủ đắc lực là chữ ký số. Quy trình ký văn bản, hợp đồng điện tử được đơn giản hóa nhanh chóng giữa các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp. Hợp đồng được gửi đi, nhận và lưu trữ thông tin nhanh chóng, tiện lợi mà không tốn thời gian di chuyển, thực hiện dễ dàng ở bất cứ đâu có kết nối internet mà vẫn đảm bảo pháp lý.

Thực hiện các giao dịch khác

Chữ ký số ngoài việc sử dụng khi phát hành hóa đơn điện tử, kê khai thuế, giao dịch hành chính công, ký kết văn bản, hợp đồng điện tử thì chữ ký số để thực hiện các giao dịch qua ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử, đấu thầu qua mạng, trao đổi dữ liệu,… Thông tin trao đổi dễ dàng giữa cá nhân với doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc giữa các doanh nghiệp và tổ chức trên môi trường mạng.

Lợi ích chữ ký số đem lại

Sử dụng chữ ký số giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp:

·Tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn giấy tờ, thực hiện ký kết mọi lúc, mọi nơi kết nối internet.

·Chuyển gửi tài liệu cho đối tác, khách hàng nhanh chóng, dễ dàng.

·Đảm bảo tính toàn vẹn thông tin của doanh nghiệp

·Bảo mật an toàn thông tin

·Xác định danh tính người ký

Chữ ký số là gì

Đăng lúc: 19/09/2023 14:54:39 (GMT+7)

Theo Khoản 6, Điều 3 Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy địnhnhư sau: “Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tửđược tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu, sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Chữ ký số là gì?

Theo Khoản 6, Điều 3 Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy địnhnhư sau:

“Chữ ký số là một dạngchữ ký điện tửđược tạo ra bằng sự biến đổi thông điệp dữ liệu, sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên

Hiểu một cách đơn giản, chữ ký số là một thiết bị đã mã hóa mọi thông tin, dữ liệu của cá nhân/doanh nghiệp. Chữ ký số thay thế chữ ký tay thực hiện ký văn bản, tài liệu, chứng từ điện tử trên internet.

Chữ ký số có các đặc điểm sau:

·Không thể giả mạo, bắt chước.

·Chữ ký số có hệ thống gán thời gian tự động.

·Chữ ký số được bảo mật an toàn khi có mật khẩu bằng mã PIN.

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 có quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số như sau:

·“Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.

·Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.”

Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?

Chữ ký số thường được dùng cho các mục đích như như sau:

Phát hành hóa đơn điện tử

Chữ ký số có chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp phát hành hóa đơn điện tử. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, trước khi được sử dụng hóa đơn điện tử thì tổ chức, doanh nghiệp cần khởi tạo hóa đơn điện tử, lập thông báo phát hành và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp nhằm bảo đảm hệ thống thương mại hiện đại và minh bạch.

Ngoài ra, Thông tư số 32/1011/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng quy định hóa đơn điện tử phải có chữ ký hợp lệ của người bán. Vì vậy, việc sử dụng chữ ký số là điều bắt buộc đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử hiện nay.

Ký số trong giao dịch hành chính công: kê khai thuế, hải quan, BHXH điện tử,…

Căn cứ vào Luật số 21/2012/QH13 đã bổ sung thêm Khoản 10 Điều 7 vào Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện nộp, kê khai thuế, giao dịch thuế với cơ quan quản lý qua mạng. Vì thế, các doanh nghiệp cần sử dụng chữ ký số để phục vụ công việc kê khai và nộp thuế điện tử.

Chữ ký số không chỉ phục vụ việc kê khai, nộp thuế mà còn phục vụ việc ký tờ khai hải quan, giao dịch hồ sơ bảo hiểm xã hội, đăng ký kinh doanh, thay đổi thông tin,… được thực hiện trên Cổng thông tin quốc gia và Cổng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của các cơ quan hành chính nhà nước mà không cần phải in ra kèm dấu đỏ của doanh nghiệp.

Ký văn bản, hợp đồng điện tử

Ký văn bản, hợp đồng điện tử, trao đổi dữ liệu trở nên dễ dàng hơn nhờ có trợ thủ đắc lực là chữ ký số. Quy trình ký văn bản, hợp đồng điện tử được đơn giản hóa nhanh chóng giữa các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp. Hợp đồng được gửi đi, nhận và lưu trữ thông tin nhanh chóng, tiện lợi mà không tốn thời gian di chuyển, thực hiện dễ dàng ở bất cứ đâu có kết nối internet mà vẫn đảm bảo pháp lý.

Thực hiện các giao dịch khác

Chữ ký số ngoài việc sử dụng khi phát hành hóa đơn điện tử, kê khai thuế, giao dịch hành chính công, ký kết văn bản, hợp đồng điện tử thì chữ ký số để thực hiện các giao dịch qua ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử, đấu thầu qua mạng, trao đổi dữ liệu,… Thông tin trao đổi dễ dàng giữa cá nhân với doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc giữa các doanh nghiệp và tổ chức trên môi trường mạng.

Lợi ích chữ ký số đem lại

Sử dụng chữ ký số giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp:

·Tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn giấy tờ, thực hiện ký kết mọi lúc, mọi nơi kết nối internet.

·Chuyển gửi tài liệu cho đối tác, khách hàng nhanh chóng, dễ dàng.

·Đảm bảo tính toàn vẹn thông tin của doanh nghiệp

·Bảo mật an toàn thông tin

·Xác định danh tính người ký

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC